Cách lắp đặt công tắc cảm biến cầu thang cho các trường hợp đặc biệt
LẮP ĐẶT CẢM BIẾN CẦU THANG Ở ĐẦU CẦU THANG VÀ CUỐI CẦU THANG
A - CÁCH CHUYỂN ĐỔI TỪ MẠCH CẦU THANG CÔNG TẮC THƯỜNG SANG CÔNG TẮC CẢM ỨNG
Mạch cầu thang sử dụng công tắc 2 chiều, đã lắp đặt đế âm tường hình vuông hay hình chữ nhật thì bạn cũng chọn công tắc cảm ứng tương tự là hình vuông hay chữ nhật. Không chỉ là lắp 2 công tắc, bạn cũng có thể lắp nhiều công tắc cảm ứng điều khiển bật tắt một bóng đèn.
A.1 MẠCH CẦU THANG CÓ PHA MASS VÀ PHA LỬA Ở HAI ĐẦU PHA LỬA CÙNG PHA NHAU
Trường hợp này rất đơn giản, do đã có nguồn cấp cho công tắc cảm biến ở cả 2 đầu, bạn chỉ cần tận dụng 1 trong 2 sợi dây dẫn của mạch cầu thang cũ là có thể đấu nối từ công tắc cầu thang 3 cực thành công tắc cầu thang cảm ứng.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là bạn phải chắc chắn nhà bạn sử dụng điện 1 pha hoặc nếu có sử dụng điện 3 pha thì nguồn điện giữa 2 đầu là chung một pha. Nếu sử dụng điện 3 pha thì bạn xem cách A.4.
Nếu như tại chỗ lắp công tắc 3 cực ở đầu dưới và đầu trên đều có điện cả Lửa và Nguội và là điện 1 pha thì bạn chỉ cần cấp nguồn cho 2 thiết bị cảm biến, đầu ra của cảm biến được nối chung với nhau.
Theo sơ đồ công tắc cầu thang cũ, sẽ có 2 dây nối từ công tắc này sang công tắc kia, khi đã cấp nguồn điện cho công tắc cảm ứng thì bạn chỉ cần nối đầu ra của công tắc cảm ứng với nhau qua 1 trong 2 dây đó.
A.2 MẠCH CẦU THANG CÓ PHA LỬA VÀ KHÔNG CÓ PHA MASS Ở ĐẦU DƯỚI (TRÊN), CÓ CẢ PHA MASS VÀ PHA LỬA Ở ĐẦU TRÊN (DƯỚI). (BẮT BUỘC ĐẾ 1 ĐẾ ÂM PHẢI CÓ CẢ NGUỒN LỬA VÀ NGUỘI, ĐẾ CÒN LẠI PHẢI CÓ 1 TRONG 2 NGUỒN)
Cách này dùng khi mà một trong 2 chỗ lắp công tắc cầu thang 2 chiều chỉ có 1 nguồn Lửa hoặc Nguội, lúc này do theo cách 1 thì bạn vẫn còn dư một dây nữa, bạn tận dụng dây còn lại để lấy nguồn từ công tắc có đầy đủ 2 nguồn điện.
A.3 MẠCH CẦU THANG CHỈ CÓ PHA LỬA Ở ĐẦU DƯỚI
Trường hợp này nếu muốn lắp đặt công tắc cảm biến thông thường thì rất là khó khăn, bởi phần lớn các thiết bị cảm biến đều cần nguồn nuôi có pha nguội. Nếu công tắc nào đó ở gần với tủ điện hoặc gần ổ cắm có cả 2 pha điện, bạn nên cố gắng tìm cách để nối nguồn cho đế có nối dây đèn về đó. Cũng có thể điện 3 pha nhưng không cấp pha nguội tại công tắc mà chỉ cấp pha Lửa ở 2 đầu công tắc thì bạn cũng có thể sử dụng cách đấu này.
Trong trường hợp này, bạn sẽ phải sử dụng loại công tắc cảm ứng chỉ dùng pha lửa, sơ đồ đấu như sau:
A.4. MẠCH CẦU THANG CÓ CẢ MASS VÀ LỬA Ở 2 ĐẦU NHƯNG PHA LỬA KHÁC PHA NHAU (ĐIỆN 3 PHA)
Nếu nhà bạn hoặc nhà khách hàng có sử dụng điện 3 pha thì bạn cần đấu theo phương pháp này, trong trường hợp bạn không biết rõ ngôi nhà sử dụng điện 1 pha hay 3 pha thì bạn hãy đi tới tủ điện quan sát sơ đồ điện và xem tầng dự định lắp cảm biến có chung pha hay không. Tuy nhiên nếu có sử dụng điện 3 pha mà các tầng dự định lắp dùng chung nguồn thì bạn cũng nên lắp theo sơ đồ này phòng trường hợp sau này đổi pha, trừ trường hợp điện cầu thang nối một hệ thống riêng.
Lấy nguồn từ tầng 1, cấp cho công tắc cảm biến tầng 2
Lấy nguồn từ tầng 2, cấp cho công tắc cảm biến tầng 1
B - LẮP ĐẶT CÔNG TẮC CẢM BIẾN CẦU THANG 2 CHIỀU VÀ ĐÈN BAN CÔNG THÀNH CÔNG TẮC CẢM BIẾN CẦU THANG
Khi lắp công tắc cảm biến cầu thang, bạn gặp vấn đề là đế của công tắc cũng lắp chung công tắc của đèn hành lang, nếu như đấu công tắc cảm ứng thì không còn chỗ lắp công tắc của đèn hành lang nữa, bạn sẽ chọn cách đấu chung với công tắc cảm biến hoặc đấu công tắc cảm biến lên gần đèn cầu thang. Tuy nhiên nếu đấu đèn hành lang chung với công tắc cảm biến cầu thang thì đèn hành lang sẽ sáng ngay cả khi bạn chỉ đi qua công tắc tầng 1.
Nếu cả 2 phương pháp trên, bạn không thể thực hiện được, bạn nên sử dụng theo sơ đồ sau:
C - LẮP ĐẶT CẢM BIẾN CẦU THANG TẠI CHIẾU NGHỈ TẦNG CẦU THANG
Cách này sử dụng cho nhà có các tầng ngắn, không lắp đèn giữa cầu thang. Bạn sẽ lắp cảm biến vào đèn ốp trần nếu ở chiếu nghỉ lắp đèn ốp trần, hoặc lắp cảm biến âm trần nếu ở đó lắp trần thạch cao, hoặc bạn có thể lắp đèn có sẵn chức năng cảm biến và chức năng đèn khẩn cấp. Nếu bạn chưa xác định được loại nào lắp phù hợp, xin hãy chụp ảnh và tải ảnh lên fanpage Siron, chúng tôi sẽ xem và tư vấn bạn cách lắp và những khách hàng khác có trường hợp tương tự có thể tham khảo.
D - LẮP ĐẶT CẢM BIẾN CẦU THANG TẠI CHIẾU NGHỈ GIỮA TẦNG
Một số thiết kế cầu thang chỉ để đèn cầu thang ở đoạn giữa tầng, vị trí lắp đèn bằng với sàn tầng 2. Để đảm bảo đèn cảm ứng sẽ bật khi có người di chuyển từ tầng trên xuống hoặc tầng dưới lên bạn làm theo 2 cách sau:
Cách 1: Lắp 2 cảm biến chỗ đặt công tắc 3 chiều. Trường hợp này, bạn sử dụng các cách ở phần A.
Cách 2: Lắp cảm biến vi sóng SIRON Sr-MRS01 có khoảng cách xa vào đèn ốp trần cảm ứng.
E - LẮP ĐẶT CẢM BIẾN CẦU THANG TẠI ĐÈN GIỮA TẦNG CẦU THANG
Lắp đặt cảm biến vào đèn gắn tường giữa cầu thang bạn cần chọn loại có đủ độ rộng để quét hết không gian của cầu thang nhà bạn, cũng có thể chọn 2 loại công nghệ là hồng ngoại hoặc vi sóng. Đối với lối cầu thang rộng, thoáng mà khoảng cách giữa đèn và 2 đầu của cầu thang không quá xa bạn có thể lắp cảm biến hồng ngoại dạng nổi tường, ... . Đối với cầu thang có khoảng cách giữa đèn và 2 đầu cầu thang xa, bạn nên lắp cảm biến vi sóng SIRON Sr-MRS01 hoặc loại có công tắc cảm ứng vi sóng khác hoặc loại công tắc cảm ứng hồng ngoại có khoảng cách xa.
F - LẮP ĐẶT CẢM BIẾN CẦU THANG TẠI CHIẾU NGHỈ THEO KIỂU CẦU THANG ZIC ZẮC
Thiết kế nhà cao tầng như chung cư, ở các cầu thang bộ dùng để thoát hiểm sẽ được xây dựng theo kiểu zic zắc nên mỗi nhịp lắp một cảm biến hoặc đèn ốp trần cảm ứng, khi có người di chuyển từ đâu, đèn sẽ sáng đến đó, nếu di chuyển xuống phía dưới giữa cầu thang, đèn cũng sẽ sáng.