Sơ đồ cách lắp đặt phao điện chống cạn chống tràn cho máy bơm 3 pha
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT PHAO ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM NƯỚC 3 PHA
PHẦN 1: SƠ ĐỒ CƠ SỞ
PHẦN 2: SƠ ĐỒ CHI TIẾT
2.1 Đồng hồ công tơ điện 3 pha:
Đồng hồ điện 3 pha nếu nhà bạn sử dụng cho công suất phù hợp với đồng hồ thì bạn sử dụng loại trực tiếp, nếu công suất tải của các thiết bị lớn hơn công suất chịu tải của đồng hồ thì bạn sử dụng đồng hồ đo điện dạng gián tiếp thông qua biến dòng.
Cách đấu đồng hồ trực tiếp:
Cách đấu đồng hồ gián tiếp:
Đồng hồ gián tiếp có 11 chân đấu:
Cụm | Cụm Pha A | Cụm Pha B | Cụm Pha C | ||||||||
Chân số | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Kiểu đấu | Chân K biến dòng A | Pha A | Chân L biến dòng A | Chân K biến dòng B | Pha B | Chân L biến dòng B | Chân K biến dòng C | Pha C | Chân L biến dòng C | Nối Nguội | Nối đất |
Để tính được điện năng tiêu thụ ta lấy chỉ số trên đồng hồ nhân với hệ số của biến dòng.
2.2 Biến dòng:
Biến dòng là thiết bị đo dòng gián tiếp, nó gồm nhiều vòng dây được cuộn trên một khung sắt từ. Với nhiệm vụ biến đổi dòng điện lớn trực tiếp chạy qua tải, mạch động lực theo một hệ số quy chuẩn để đưa vào xử lý và hiển thị.
Lắp theo chiều dòng điện đi từ K sang L
Cách tính biến dòng:
Nhìn vào thông số của đồng hồ có ghi 3 x 5A: Có nghĩa là đồng hồ này sử dụng loại biến dòng có cuộn thứ cấp là 5A.
Cuộn sơ cấp thì tính theo dòng điện tiêu thụ của thiết bị hoặc nhà máy của bạn, có các loại: 50/5A; 75/5; 100/5; 150/5; 200/5; 250/5; 300/5; 400/5; 500/5; 600/5; 700/5; 750/5; 800/5; 850/5; 900/5; 950/5 ; 1000/5; 1500/5, .. .
2.3 Aptomat tổng:
Nếu bạn sử dụng Aptomat chống quá tải cho 1 thiết bị thì chỉ cần tính toán đủ thông số của thiết bị đó, nhưng nếu bạn sử dụng Aptomat cho toàn bộ hệ thống thì bạn tính tổng tất cả các thiết bị hoặc tính tương đối cho toàn bộ hệ thống, những thiết bị nào sử dụng công suất cao như máy bơm 3 pha thì nên lắp thêm 1 cái dưới nhánh Aptomat tổng.
Cách tính công suất của Aptomat chống quá tải:
2.4 Khởi động từ:
Nếu hệ thống điện sử dụng Aptomat chống quá tải cho các thiết bị khác nữa thì bạn nên lắp thêm 1 Aptomat chống quá tải phù hợp với máy bơm 3 pha.
Lưu ý quan trọng: Công suất chịu tải của Khởi động từ phải cao hơn công suất chịu tải của Aptomat chống quá tải từ 1,5 lần.
Cách tính công suất của khởi động từ:
2.5 Rơ le nhiệt:
Là thiết bị điện hỗ trợ bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường được dùng kèm với khởi động từ, contactor. Relay nhiệt không tác động tức thời theo trị dòng điện vì nó quán tính nhiệt lớn nên cần thời gian để phát nóng. Trong thực tế rơle nhiệt thường dùng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện của gia đình. Trong công nghiệp rơle nhiệt được lắp kèm với công tắc tơ.
Khi chọn rơ le nhiệt, quan tâm chính là các thông số sau:
- Dòng làm việc.
- Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (mỗi loại rơ le nhiệt tương thích với một dòng contactor tương ứng, nhà sản xuất đã có khuyến cáo lựa chọn ngay trên catalogue sản phẩm)
Tương tự như tính toán dòng cho chọn contactor, ta tính toán dòng định mức, sau đó chọn như sau:
- Idm = Itt x 2
- Iccb = Idm x 2
- Ict = (1,2-1,5)Idm
Ta tính trong ví dụ cụ thể như sau:
Có tải động cơ 3 pha, 380V, 3kW, tính toán dòng định mực theo công thức sau:
Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85.
ta có Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A
Dòng rơ le nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1,2-1,4 lần Idm, ta chọn dòng rơ le nhiệt là:
Idm = 1,4xItt = 1,4x5,4=7,6A.
Vậy dòng của rơ le nhiệt ta chọn là 8A. Các rơ le nhiệt thường có dải chỉnh dòng, đặt dòng làm việc, ta có thể chọn dải dòng dư ra để có thể điều chỉnh được khi sử dụng thực tải.
2.6 Chống mất pha:
Với mạng điện công nghiệp 3 Pha thì hiện tượng mất một hoặc nhiều pha, thấp áp, quá áp, thứ tự pha… Sẽ xảy ra như cơm bữa và sau đó thường dẫn theo hư hại nhiều máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị.
Với yêu cầu đó nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm để bảo vệ rất nhỏ gọn và tính năng cao như Schneider, Samwha, JKN, Mirko, Selec…
Bảo vệ mất pha thường được phân ra 2 dòng: bảo vệ theo nguyên lý điện áp và bảo vệ theo nguyên lý dòng
Nhưng về cách đấu lắp thì thường sẽ giống nhau như sau:
Chống mất pha thường:
Bảo vệ mất pha: Khi 1 trong 3 pha bị mất do sự cố, rơ le bảo vệ pha Chint XJ3-G sẽ tác động để bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống
Bảo vệ thứ tự pha: Khi thứ tự giữa các pha bị thay đổi,rơ le bảo vệ pha Chint XJ3-G sẽ tác động để bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống
Chống mất pha có chống sụt áp:
Bảo vệ mất pha: Khi 1 trong 3 pha bị mất do sự cố, rơ le bảo vệ pha Chint XJ3-G sẽ tác động để bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống
Bảo vệ thứ tự pha: Khi thứ tự giữa các pha bị thay đổi,rơ le bảo vệ pha Chint XJ3-G sẽ tác động để bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống
Bảo vệ mất cân bằng pha: Khi giá trị điện áp giữa các pha bị chênh lệch >= 8%,rơ le bảo vệ pha Chint XJ3-G sẽ tác động để bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống
Có nút chỉnh thông số theo ý muốn.
2.7 Biến áp nguồn 24VDC cho phao điện:
2.8 Rơ le 24VDC cho tín hiệu phao điện:
2.9 Phao điện:
2.10 Công tắc OFF:
2.11 Công tắc ON:
2.12 Công tắc chuyển mạch:
2.13 Máy bơm nước:
2.14 Đèn, còi sự cố:
2.15 Cảm biến dòng chảy: